Tôi Thích Kiếm Tiền

Tỷ giá hối đoái là gì? Phân loại, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Nếu bạn làm trong lĩnh vực kinh tế thì chắc hẳn từ ngữ tỷ giá hoái đối khá là quen thuộc với bạn. Vậy tỷ giá hối đoái là gì?. Cách phân loại tỷ giá hối đoái trong thị trường hiện tại như thế nào?. Trong bài viết này, Tôi thích kiếm tiền sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết hơn về tỷ giá hoái đối là gì và phân loại các loại tỷ giá hoái đối. 

Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái (hay gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ hoặc tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi đồng tiền của hai nước, là giá của một đơn vị tiền tệ của một nước được tính bằng tiền của nước khác hay nói cách khác là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ.

Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (năm 1997), tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị của đồng Việt Nam với giá trị đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá này được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ, dưới sự điều tiết của Nhà Nước, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định. 

Cách phân loại tỷ giá hối đoái 

Đối với thị trường hối đoái hiện nay, có rất nhiều loại tỷ giá khác nhau, dưới đây là một số cách phân loại tỷ giá hối đoái mà nhà đầu tư có thể tham khảo.

Theo cách xác định tỷ giá

Dựa vào cách xác định tỷ giá, thì có thể chia thành 2 loại như sau:

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: đây được coi là tỷ giá của loại tiền tệ hiện tại và được xác định không xét đến tương quan lạm phát giữa hai nước.Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá được xác định có tác động của sự lạm phát và cả sức mua, trong 1 cặp tiền tệ phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và tiêu thụ trong nước. Tỷ giá này nó sẽ thể hiện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của chính nước đó.Dựa vào hình thức ngoại tệ mua bánTỷ giá tiền mặt là tỷ giá dùng để tiến hành giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt.Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá áp dụng trong các giao dịch mua bán ngoại tệ chuyển khoản. Dựa vào thời điểm mua bán ngoại tệ Tỷ giá mở cửa là tỷ giá áp dụng khi thực hiện mua, bán món ngoại tệ đầu tiên vào giờ đầu giao dịch trong ngày trên các các thị trường hối đoái.Tỷ giá đóng cửa là tỷ giá áp dụng khi mua, bán món ngoại tệ cuối cùng trong ngày giao dịch trên các thị trường hối đoái.Dựa vào phương thức mua bán, giao nhận ngoại tệTỷ giá giao ngay (Spot exchange rate) là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại tệ được thực hiện sau hai ngày làm việc tính từ thời điểm giao dịch.Tỷ giá kỳ hạn (Forward exchange rate) là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại tệ được thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định tính từ thời điểm giao dịch.Dựa vào nghiệp vụ mua bán ngoại tệ của ngân hàngTỷ giá mua (Buying rate): là tỷ giá ngân hàng dùng để mua ngoại tệ của khách hàng hay tỷ giá khách hàng bán ngoại tệ cho ngân hàng.Tỷ giá bán (Selling rate): là tỷ giá ngân hàng dùng để bán ngoại tệ cho khách hàng hay là tỷ giá khách hàng mua ngoại tệ của ngân hàng. Dựa vào chế độ quản lý ngoại hốiTỷ giá chính thức: là tỷ giá do nhà nước ban phát.Tỷ giá kinh doanh: là tỷ giá dùng để mua bán ngoại tệ. Tỷ giá chợ đen: tỷ giá hình thành từ các hoạt động mua bán ngoại tệ, ngoại hối lén lút để tránh sự kiểm soát của nhà nước.Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối

Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối, chúng ta có thể chia làm 2 loại:

Tỷ giá thư hối: đây là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. Tỷ giá điện hối thường cao hơn tỷ giá thư hối.Tỷ giá điện hối: gọi là tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng. Đó là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá điện hối là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác.

Ngoài ra còn có 2 loại tỷ giá mà nhà đầu tư cần quan tâm đó là:

Tỷ giá hối đoái song phương

Tỷ giá hối đoái song phương (Bilateral Exchange Rate): được biết là giá của một đồng tiền so với đồng tiền khác mà chưa đề cập đến lạm phát giữa hai nước. Nếu NEER > 1 thì đồng tiền được xem là giảm giá (mất giá) đối với tất cả đồng tiền còn lại , nếu NEER < 1 thì đồng tiền được xem là lên giá (được giá) đối với tất cả đồng tiền còn lại.

Tỷ giá hối đoái hiệu dụng

Tỷ giá hối đoái hiệu dụng hay còn gọi là tỷ giá danh nghĩa đa phương hay còn gọi là tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng (NEER–Nominal Efective Exchange rate): Thực chất NEER là 1 chỉ số chứ không phải là tỷ giá, là chỉ số trung bình của một đồng tiền so với đồng tiền còn lại.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 

Là phạm trù kinh tế phức tạp và nhạy cảm, tỷ giá hối đoái thường xuyên biến động. Sự biến động do tác động của những nhân tố sau đây: 

Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế: việc thay đổi lạm phát trong nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế và còn ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ dẫn đến tỷ giá thay đổi.Mức chênh lệch lãi suất: Lãi suất ảnh hưởng tương đối đến các hoạt động đầu tư chứng khoán ở nước ngoài, chính vì vậy nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.Thu nhập: Nguồn thu nhập của mỗi quốc gia cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ giá hối đoái như:Tác động trực tiếp: nguồn thu nhập của quốc gia tăng thì người dân sẽ có xu hướng muốn dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn từ đó làm cầu ngoại tệ tăng làm tỷ giá tăng. Và ngược lại thu nhập giảm thì tỷ giá cũng giảm.Tác động gián tiếp: thu nhập cao thì người dân sẽ tăng mức chi tiêu trong nước làm cho tỷ lệ lạm phát cao, thông qua yếu tố lạm cũng làm tỷ giá tăngHoạt động trao đổi thương mại: yếu tố thương mại được đề cập ở đây là tình hình tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán.Tình hình tăng trưởng kinh tế: Nếu tốc độ tăng giá của các sản phẩm xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng giá sản phẩm nhập khẩu thì tỷ lệ trao đổi thương mại tăng và khiến cho giá trị đồng nội tệ tăng dẫn đến việc giảm tỷ giá. Và ngược lại nếu tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu thì cán cân thương mại giảm khiến cho tỷ giá hối đoái tăng.Cán cân thanh toán: cán cân thanh toán quốc tế cao thì đồng ngoại tệ tăng và nội tệ giảm khiến tỷ giá hối đoái tăng. Còn cán cân thanh toán nội địa cao thì nội tệ tăng và ngoại tệ giảm sẽ khiến cho tỷ giá giảm.Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tếTỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu: Tỷ giá hối đoái là cơ sở để lượng hóa giá trị xuất nhập khẩu của hàng hóa của 1 quốc gia. Nếu đồng tiền nội tệ bị mất giá (tỷ giá tăng) kéo theo đó là giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia đó sẽ rẻ hơn dẫn đến sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao. Khi tỷ giá tăng lên sẽ thúc đẩy nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ, từ đó giúp cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện.Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến doanh nghiệp: đối với những doanh nghiệp lớn, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến doanh nghiệp là không hề nhỏ, nó tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.  Đặc biệt, những doanh nghiệp nào có nợ vay bằng đồng USD sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng khi tỷ giá USD/VND biến động tăng, dẫn đến phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại dư nợ gốc ngoại tệ khi đó những doanh nghiệp có dư nợ USD phải chịu chi phí lỗ tỷ giá..Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới lạm phát và tăng trưởng kinh tế: trường hợp nếu 1 quốc gia có lạm phát sức mua đồng nội tệ giảm, tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hóa dịch vụ trong nước cao hơn so với thị trường nước ngoài. Lúc này, người dân trong nước bấy giờ sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ kéo theo nhập khẩu sẽ tăng, cầu ngoại tệ tăng và tỷ giá hối đoái cũng sẽ tăng theo. Phần kết

Trên đây, Tôi thích kiếm tiền có gửi đến bạn đọc khái niệm về tỷ giá hối đoái là gì, cũng như vai trò và cách thức phân loại tỷ giá hối đoán. Có thể nhận thấy rằng, tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ có ảnh hưởng trực tiếp đối với nền kinh tế thị trường hiện nay. Từ những thông tin trên, bạn đọc có thể có được cái nhìn tổng quan hơn về thị trường và có những dự định phù hợp nhất cho kế hoạch đầu tư của mình.


Categories