Tôi Thích Kiếm Tiền

Tiếp thị liên kết có phải đa cấp không? Có nên tham gia vào mô hình này?

Tiếp thị liên kết có phải đa cấp không? Có nên tham gia vào mô hình này?

Nhiều người khi mới nhắc đến tiếp thị liên kết sẽ liền xua tay và mặc định cho rằng đó là lừa đảo, là đa cấp trá hình. Chính điều đó làm cho một số bộ phận người mới muốn tham gia cũng hoang mang liệu tiếp thị liên kết có phải đa cấp không? Bài viết hôm nay hãy cùng chúng tôi phân tích sâu về tiếp thị liên kết lẫn tiếp thị đa cấp. Từ đó bạn đọc sẽ có cái nhìn đúng đắn và chắc chắn hơn về mỗi hình thức. Đừng bỏ lỡ bất cứ thông tin quan trong gì trong bài phân tích ở dưới nhé.

Tiếp thị liên kết có phải đa cấp không?

Giả sử ở đây chúng ta có một công ty X, công ty này mới tung ra thị trường một ứng dụng mới và cần quảng bá để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng và người tải ứng dụng hơn. Công ty X có thể có nhiều cách để quảng bá ứng dụng của mình ví dụ thông cáo báo chí, truyền thông trên Fanpage, website, SEO Google. Nhưng rồi họ nhận ra những cách quảng bá thông thường đó bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đã từng sử dụng và độ lan tỏa đến khách hàng không được như mong muốn. Sau đó họ đã liên kết với một mạng lưới tiếp thị liên kết và kết nối với các KOLs, Influencer hoặc thậm chí những cá nhân thông thường khác để mời hợp tác. Công ty X sẽ chi trả hoa hồng cho những người tham gia đó nếu có khách hàng tải ứng dụng thành công dựa trên liên kết mà người tham gia chia sẻ. Đó chính là tiếp thị liên kết.

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) nói một cách dễ hiểu là trả hoa hồng cho người tham gia quảng bá sản phẩm của mình khi có khách hàng thực hiện hành động thành công. Hành động ở đây có thể là tải app như yêu cầu của công ty X, cũng có thể là mua sản phẩm, điền form đăng kỳ của công ty Y hay đơn giản chỉ là những cú nhấp chuột mà công ty Z đang cần…Đó chính là điều mà bạn đọc cần hiểu.

Tiếp thị liên kết hoạt động như thế nào?

Như đã nói ở trên về tiếp thị liên kết thì chúng ta có thể nhìn thấy trong mô hình tiếp thị liên kết sẽ bao gồm 4 nhân tố căn bản:

  • Nhà cung cấp (Advertiser) chính là doanh nghiệp, công ty có nhu cầu muốn quảng bá sản phẩm và đem về nhiều khách hàng cho công ty. Thúc đẩy tăng trưởng doanh số.
  • Mạng tiếp thị liên kết (Network) có thể có hoặc không. Bởi vì có nhiều chương trình doanh nghiệp trực tiếp tung ra chương trình tiếp thị liên kết trên website hệ thống của mình và tự quản lý. Bên cạnh đó thì có nhiều doanh nghiệp phải nhờ đến bên thứ 3 là các network trung gian này để kết nối với  người tham gia. Hoặc cũng có thể vừa tổ chức riêng trên hệ thống vừa hợp tác với các network để tăng mức độ thu hút người tham gia và mở rộng việc quảng bá.
  • Người tham gia (Publisher) có thể là các cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn sử dụng các kênh quảng bá của mình để tiếp cận khách hàng, mang lại giá trị chuyển đổi cho công ty. Sau đó được nhận hoa hồng.
  • Khách hàng (Customer) là nhân tố quyết định mô hình tiếp thị liên kết hoạt động có hiệu quả hay không. Khách hàng thực hiện hành vi chuyển đổi nhiều thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có một chương trình thành công và đương nhiên người tham gia cũng kiếm được nhiều hoa hồng.

Ưu điểm của tiếp thị liên kết  

Điểm thị liên kết là một hình thức Marketing có rất nhiều đặc điểm mà ngay cả bạn là doanh nghiệp sở hữu sản phẩm hay là một người tham gia thì đều có những ưu điểm nhất định.

  • Đối với doanh nghiệp, một trong những lợi thế chính của tiếp thị liên kết là hoa hồng dựa trên hiệu suất. Nếu là một doanh nghiệp bạn biết rằng bạn sẽ chỉ trả tiền cho mọi người khi họ tạo ra kết quả mong muốn. Còn người tham thực sự có động lực để từ đó tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Bởi vì bán càng nhiều, họ càng có thể kiếm được nhiều tiền hơn.
  • Đối với người tham gia họ sẽ không mất bất kỳ chi phí để sở hữu sản phẩm, không lo lắng về vấn đề tồn kho hay vận chuyển mà họ chỉ cần tập trung đầu tư vào quảng bá. Chưa kể họ có nhiều lựa chọn và có thể kết hợp tham gia nhiều chương trình tiếp thị liên kết cùng một lúc.

Nhược điểm của tiếp thị liên kết 

Tiếp thị liên kết cũng có mặt bất lợi của nó, đó là:

  • Đối với người tham gia họ không kiểm soát chương trình. Họ chỉ đơn giản là phải tuân theo bất cứ điều gì mà người bán quyết định về giá cả và các vấn đề khác. 
  • Tiếp thị liên kết cũng có xu hướng bão hòa. Có một số lĩnh vực mà sự cạnh tranh rất khốc liệt mà bạn thậm chí không nên cố gắng tham gia. Các liên kết Affiliate cũng có thể bị tấn công, do đó gây nhầm lẫn cho toàn bộ chương trình. Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra.

Tiếp thị đa cấp là gì?

tiếp thị liên kết có phải đa cấp không?

Tiếp thị đa cấp (Multi-Level Marketing) là mô hình phân phối mà các công ty sử dụng để đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Thay vì trực tiếp cung cấp sản phẩm của họ cho người tiêu dùng trực tuyến hoặc tại các cửa hàng truyền thống, họ sử dụng người đại diện bán hàng để phân phối và bán sản phẩm của họ.

Người đại diện bán hàng thường làm việc tại nhà và mua hàng tồn kho về để bán tại các điểm trực tiếp hoặc trực tuyến. Họ không được coi là nhân viên mà thay vào đó mỗi người đại diện bán hàng sở hữu một mô hình như doanh nghiệp đó là của họ. Khía cạnh đa cấp đề cập đến đó là khả năng của mỗi đại diện trong việc tuyển dụng và đào tạo các đại diện khác cấp dưới để bắt đầu việc kinh doanh của riêng họ. Khi những người được tuyển dụng thực hiện bán hàng và tuyển dụng tiếp người đại diện cho cấp dưới của chính họ, mỗi người ở trên họ sẽ kiếm được hoa hồng.

Thu nhập kiếm được trong Multi-Level Marketing (MLM) đến từ hoa hồng kiếm được trên doanh số bán hàng cá nhân và một phần là tỷ lệ phần trăm hoa hồng kiếm được từ những đại diện cấp dưới khác do bạn tuyển dụng.              

Mô hình đa cấp hoạt động như thế nào?

Với MLM, bạn thường được tuyển dụng bởi một người đã từng bán sản phẩm cho bạn. Bạn có thể đã tham dự một trong những sự kiện bán hàng của họ và quan tâm đến các sản phẩm của họ. Sau khi thể hiện sự quan tâm, bạn có thể tham dự một cuộc họp để tìm hiểu thêm về doanh nghiệp. Bạn sẽ được yêu cầu ký hợp đồng và mua hàng dự trữ. Sau khi hoàn thành các bước đó, bạn có thể bắt đầu.

Để hiểu cách MLM hoạt động, bạn cũng nên làm quen với các thuật ngữ trong ngành, bao gồm:

  • The Plan (Kế hoạch):  Đây là chương trình tổng thể, bao gồm các kế hoạch tiếp thị và lương thưởng của công ty.
  • Sponsor (Nhà tài trợ): Đây là người đại diện trực tiếp tuyển dụng một người khác vào doanh nghiệp. Ví dụ, thành viên MLM A tuyển dụng thành viên B vào doanh nghiệp. Thành viên A được gọi là nhà tài trợ và chịu trách nhiệm đào tạo thành viên B.
  • Recruit (Tuyển dụng): Hay còn gọi là thành viên trong nhóm, đây là người được nhà tài trợ đưa vào doanh nghiệp với tư cách là thành viên mới. Recruit được đào tạo bởi nhà tài trợ của họ hoặc những người đại diện có kinh nghiệm hơn.
  • Downline (Tuyến dưới): Đây là những tân binh được đưa vào bên dưới bạn. Cũng có thể bao gồm các thành viên bạn đã tuyển dụng, những người mà bạn mới đưa vào doanh nghiệp.
  • Upline (Tuyến trên): Chính là những Sponsor đã tham gia trước bạn. Ví dụ: nếu người A tuyển dụng người B, người đã tuyển dụng người C, thì theo thứ tự tuyến từ dưới lên trên là C,B,A.
  • Compensation (Kế hoạch trả thưởng): Mục này chính là phác thảo cách mà người tham gia kiếm tiền. Cùng với hoa hồng trên doanh số bán hàng của bạn và nhóm của bạn, nhiều công ty còn trả tiền thưởng và tăng mức phân chia hoa hồng dựa trên doanh số bán hàng.

Ưu điểm của mô hình đa cấp 

MLM có thể rất tuyệt vời hoặc vô nghĩa tùy thuộc vào vị trí của bạn trên bậc thang quản lý. Thông thường, những tuyến trên là những người được hưởng lợi nhiều nhất. Đối với phần còn lại, lợi ích giảm dần khi chúng đi xuống cấp dưới. Sau đây là những trường hợp lợi thế của MLM:

  • Những người có khả năng thuyết phục mọi người mua đồ (cho dù họ có thực sự muốn hay không), rõ ràng sẽ kiếm được nhiều tiền thông qua MLM. Đó là bởi vì bạn càng thuyết phục được nhiều người tham gia, thì lợi nhuận sẽ tích lũy vào tài khoản của bạn càng nhiều.
  • MLM cho phép bạn làm việc tại nhà. Bạn không cần phải lo lắng về việc sếp luôn thở dài và trách móc bạn về việc bạn không hoàn thành thời hạn.
  • Từ quan điểm của một doanh nghiệp, MLM có thể trở thành một công cụ tiếp thị tự duy trì. Một người đăng ký và người đó thuyết phục mười người đăng ký. Như bạn biết đó, sẽ có hàng nghìn người nói về một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Nhược điểm của mô hình đa cấp

Sau đây là một số nhược điểm của MLM:

  • Sơ đồ MLM có xu hướng giống như các sơ đồ Kim tự tháp. Một người tham gia và họ cần thuyết phục những người khác cũng tham gia. Trong quá trình đó, họ phải làm mọi cách để có thể tăng số lượng thành viên và không có gì đảm bảo về sản phẩm thực tế được cho là sẽ được bán. Do đó, bạn có thể rất khó thuyết phục người khác tham gia vào kế hoạch. Theo MLM, bạn không chỉ đơn giản là bán một sản phẩm. Bạn đang bán tư cách thành viên vào một cộng đồng. Hầu hết mọi người đều kín tiếng về việc đang tham gia và những thứ mà họ làm thậm chí chưa bao giờ nghe đến cho đến khi bạn gõ ý.
  • Những người có kỹ năng bán hàng tầm thường sẽ gặp khó khăn. Theo MLM, bạn sẽ chỉ được thưởng khi bạn có thể thuyết phục người khác trở thành thành viên.
  • Sự cạnh tranh có thể rất khốc liệt. Bạn sẽ phải giỏi thực sự mới làm được.
  • Một số chương trình MLM hiện có yêu cầu thanh toán phí giới thiệu. Đó là một phần lý do tại sao rất nhiều người nghi ngờ khi nói đến MLM. Cụ thể ở Việt Nam, nhắc đến đa cấp là luôn luôn đó là một mô hình lừa đảo mà người nghe phải cảnh giác cao độ. Chưa kể chính phủ cũng có những chính sách riêng về mô hình kinh doanh này.
  • Trên thế giới rất nhiều quốc gia đã cấm mô hình kinh doanh này hoạt động như Trung Quốc.
  • Mô hình MLM thực sự rất khó để duy trì. Rất khó để thấy một công ty hòa vốn trong khi chỉ bán một sản phẩm hoặc dịch vụ cho những người trong cộng đồng của sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
  • Bạn cần rất nhiều thời gian để có thể tuyển dụng đủ người để đưa bạn lên một cấp độ của kim tự tháp và đủ để kiếm tiền.
  • Hoa hồng có xu hướng thấp hơn đối với những người ở cuối cấp. Nếu bạn ở dưới cùng, bạn sẽ cần phải chia sẻ hoa hồng của mình với những người khác ở trên bạn trên kim tự tháp. 

Tiếp thị liên kết có phải đa cấp không? Sự khác nhau là gì?

Đây là điều mà rất nhiều người tham gia ban đầu khi nghe đến tiếp thị liên kết đều rất ngờ vực. Liệu nó có phải là một biến tướng của hình thức kinh doanh đa cấp. MLM và tiếp thị liên kết, thoạt nghe có vẻ giống nhau vì xét cho cùng, cả hai đều nói về việc tuyển dụng thành viên để giúp bán sản phẩm. Tuy nhien dưới đây là một số khác biệt giữa hình thức này:

  • Tiếp thị liên kết tập trung hơn vào sản phẩm. Những gì bạn đang cố gắng là bán cho khách hàng của bạn là các sản phẩm, dịch vụ cho công ty mà bạn là người tham gia như một cộng tác viên. Dĩ nhiên bạn không mất bất kỳ chi phí đăng ký nào cả và cũng không cần phải chia sẻ hoa hồng cho ai.
  • MLM tập trung nhiều hơn vào thành viên. Những gì bạn đang cố gắng làm là thu hút càng nhiều người đăng ký chương trình càng tốt. Sản phẩm hoặc dịch vụ chỉ có tác dụng phụ. Trên thực tế, nó có thể bị lãng quên gần như hoàn toàn! Mọi người trở nên quá tập trung vào việc cố gắng thu hút người khác đăng ký đến nỗi mục đích chính của sự tồn tại của cộng đồng trở nên mất đi.

Nói đến đây chắc chắn bạn đọc đã hiểu rõ hình thức làm việc cụ thể của 2 loại hình trên để có cái nhìn và đánh giá đúng đắn về tiếp thị liên kết. Tiếp thị liên kết có phải đa cấp không? Hoàn toàn là không và không hề liên quan đến đa cấp. Hãy nhớ điều này nhé.


Categories