Tôi Thích Kiếm Tiền

Mua bán tiền ảo có bị cấm không? Quy định về luật tiền ảo ở Việt Nam

Hiện nay tiền ảo ngày càng được nhiều người quan tâm, nó đang trở thành xu hướng đầu tư tìm kiếm lợi nhuận hàng đầu. Với sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời đại 4.0 tiền ảo được xem sẽ dần thay thế các loại tiền khác trong tương lai, bởi vậy sự phát triển của nó ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của đất nước và toàn cầu. Vậy vấn đề đáng quan tâm hiện nay là mua bán tiền ảo có bị cấm không? Và những quy định pháp lý về nó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để thấy rõ vấn đề. 

Mua bán tiền ảo trên mạng có bị cấm không?

Sự xuất hiện của các loại tiền ảo này đang được cả thế giới quan tâm và bình luận. Hoạt động phát hành, lưu trữ, đào, giao dịch, đầu tư… tiền ảo diễn ra sôi động và đa dạng; thu hút số lượng lớn người tham gia. Các hoạt động này mang lại những thách thức không nhỏ cho các nhà nghiên cứu, ban hành và áp dụng pháp luật. 

Xem thêm: Đồng pi network giá bao nhiêu? Dự đoán giá Pi trong tương lai

Mua bán tiền ảo có bị cấm không?
Thực trạng sử dụng tiền ảo trên thế giới

Hiện nay trên thế giới tiền ảo đang được giao dịch phổ biến, tập trung nhiều vào các khu vực phát triển như Đông Âu, Bắc Mỹ, Trung Á … Tổng giá trị vốn hóa của tiền ảo trên toàn thế giới đã tăng lên nhanh chóng, từ mức gần bằng 0 năm 2013 đến con số hơn 1.000 tỷ USD. Trong các loại tiền ảo, giá đồng tiền coin có vốn hóa dẫn đầu thị trường. Đứng thứ hai là Ethereum và sau đó là Cardano. Tiền ảo được giao dịch phổ biến nhất trên các sàn ở Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu. Số lượng người sử dụng ví tiền ảo tăng một cách đáng kể, ở một số quốc gia, tiền ảo có thể đổi ra tiền thật hoặc để mua hàng hóa, dịch vụ. 

Tại Hoa Kỳ: Số người sử dụng tiền ảo tăng mạnh, chiếm nhiều thị phần trên thế giới. Vậy nên Mỹ là quốc gia có nhiều luật định nhất, mỗi tiểu bang có những quy định về tiền ảo riêng. Cụ thể như California không công nhận Bitcoin là hợp pháp và cấm mọi hoạt động giao dịch. Còn Một số tiểu bang khác không cấm hay đang lên kế hoạch về việc chấp thuận Bitcoin và công nghệ blockchain.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chơi margin binance đơn giản nhất

Tại Nhật Bản: Nhật là quốc gia rất chủ động trong các quy định về tiền ảo. Nhật Bản đã ban hành luật cho phép Bitcoin và các loại tiền ảo khác được công nhận, đất nước này cũng xem tiền ảo là một trong những phương thức thanh toán chính thức. Ngày 30/09/2017, Cơ quan Quản lý Tài chính (FSA) của Nhật Bản đã cấp giấy phép hoạt động cho 11 sàn tiền ảo uy tín và bắt buộc tất cả các sàn giao dịch tiền ảo phải đăng ký với cơ quan này.

Như vậy, tiền ảo trở thành đồng tiền sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản, những hoạt động hằng ngày như trả lương, mua sắm, thanh toán hóa đơn cũng được người dân sử dụng tiền ảo để giao dịch.

Tại Trung Quốc: Vào thời gian đầu, số lượng người dùng tại Trung Quốc từng chiếm gần 80% khối lượng ví Bitcoin toàn cầu. Nhưng sau khi áp dụng các quy định mới, các biện pháp cấm triệt để đầu tư tiền ảo của nhà nước thì các nhà giao dịch tiền ảo ở Trung Quốc đã giảm xuống rất nhiều, một số nhà giao dịch chuyển sang giao dịch ngầm hoặc mua bán ở thị trường nước ngoài. 

Khi tiền ảo có những bước phát triển vượt trội thì mỗi quốc gia có những phản ứng khác nhau. Tại các quốc gia như: Mỹ, Canada, Nga, Nhật Bản, Úc… các hoạt động liên quan đến tiền ảo không bị cấm, hoặc xem là hợp pháp. Tuy nhiên, như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập, Ai Cập, Zambia và Indonesia đưa ra luật cấm tất cả các hoạt động liên quan tiền ảo. Cũng tùy theo quy định luật cấmtiền ảo của từng quốc gia để có nhận định mua bán tiền ảo có bị cấm không và từ đó quyết định luôn số lượng người dùng, giao dịch tiền ảo tăng hay giảm tại quốc gia đó.

Xem thêm: Hướng dẫn cách rút tiền từ binance về vietcombank đơn giản nhất

Thực trạng mua bán tiền ảo tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay, việc sử dụng tiền ảo không được công nhận, cấm mua bán tiền ảo trên các sàn giao dịch. Tuy không đưa ra các chế tài triệt để như Trung Quốc, nhưng chính phủ đã có những quy định xử phạt các hoạt động liên quan đến việc sử dụng, phát hành tiền ảo .

Một số lo ngại về sự biến tướng của tiền ảo

Ngân hàng nhà nước Việt Nam khẳng định Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng, sử dụng tiền làm phương thức thanh toán là hành vi vi phạm pháp luật. Và khi người dùng mất tiền hoặc xảy ra các tranh chấp trong giao dịch thì sẽ không được nhà nước bảo vệ, nguy cơ mất trắng là rất cao.

Đến nay, các hình thức cấm vẫn chưa gay gắt, khó để xác định đối tượng vi phạm nên các nhà đầu tư vẫn tham gia sàn mua bán btc ngầm để kiếm thêm lợi nhuận cho mình bất chấp những nguy cơ rủi ro trong tương lai.

Xem thêm: Các hình thức lừa đảo hiện nay trong năm

Quy định về luật tiền ảo ở Việt Nam hiện nay

Theo Quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến tiền ảo. Trước những diễn biến khó lường của hoạt động liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam, đã phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý nhằm quản lý tiền ảo tại việt nam

Giữa năm 2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lần đầu tiên ra thông báo về tiền ảo. Khẳng định Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số, không được phát hành bởi Chính phủ tổ chức tài chính, sử dụng Bitcoin đã gây ra nhiều rủi ro cho người sử dụng như: Có thể trở thành công cụ rửa tiền, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp cho tội phạm; nguy cơ bị tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu trong giao dịch là rất lớn. Việc sở hữu tiền ảo như một loại tài sản tiềm ẩn rất  dễ dàng trở thành đối tượng để lừa đảo tiền ảo nhiều rủi ro mất trắng cho người dân và không được pháp luật bảo vệ.

Xem thêm: Liệu có nên staking trên binance không?

Quy định về luật tiền ảo ở Việt Nam hiện nay
Một số quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về tiền ảo

Mặc dù Chính phủ đã có những chỉ đạo, cảnh báo liên quan đến tiền ảo, nhưng cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có khung pháp luật rõ ràng, đầy đủ để điều chỉnh đối với loại tài sản mới này; còn nhiều vấn đề pháp lý chưa giải quyết được nên tất cả các khả năng, rủi ro có thể xảy ra. Hiện nay, đa số chúng ta chỉ có thể áp dụng những luật có sẵn, luật tiền đề để làm cơ sở pháp lý để giải thích, giải quyết các tranh chấp về vấn đề này.

Xem thêm: Hướng dẫn nạp tiền vào binance an toàn và nhanh chóng nhất

Pháp luật dân sự: Điều 105 BLDS 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bảo gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. Vậy pháp luật dân sự khẳng định tiền ảo không phải là một loại tài sản dẫn đến các quan hệ dân sự liên đới không có cơ chế để giải quyết một cách phù hợp. Chẳng hạn, khi ví điện tử của bạn bị xâm nhập và mất một số lượng tiền ảo nhất định thì bạn rất khó đòi lại được và không có một cơ quan chức năng nào đứng ra để bảo vệ bạn.

Xem thêm: Cách đào tiền ảo trên điện thoại đơn giản và hiệu quả nhất

Pháp luật hình sự: giao dịch rất dễ bị lợi dụng nhằm thực hiện các hành vi bị cấm như rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán tại Việt Nam sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ của hành vi.

Về tội phạm rửa tiền được quy định tại Điều 324 BLHS 2017 : “Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có”. Như vậy, trong trường hợp bạn sử dụng các giao dịch tiền ảo nhằm mục đích rửa tiền sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự có thể phải chịu mức hình phạt tù lên đến 15 năm, đồng thời có thể bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng- 500 triệu đồng. 

Xem thêm: Liệu sàn bitcoin sập chưa? Tìm hiểu những vụ sập sàn chấn động

Về tội tài trợ khủng bố, theo quy định tại khoản 1 Điều 300 BLHS 2012, người nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Sự ra đời và tồn tại tiền ảo đã gây khó khăn trong việc xác định rất nhiều hậu quả pháp lý của các hành vi liên quan đến tiền ảo, điều này làm có tiền ảo bị cấm ở việt nam

Pháp luật kinh doanh: Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Điều này thể hiện các doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng, huy động vốn hoặc góp vốn trong các lĩnh vực luật không cấm. Vậy tiền ảo luật có cấm hay không? Với những khung pháp lý hiện nay vẫn chưa thể giải quyết được câu hỏi trên. Vậy nên những hoạt động giao dịch tiền ảo vẫn thường xuyên xảy ra, và ngày càng phổ biến.

Như vậy, các quy định pháp luật vẫn khá mơ hồ, chưa có tội mua bán tiền ảo và những khung pháp lý cụ thể để có thể áp dụng giải quyết khi có rủi ro, tranh chấp xảy ra. Điều đó mang đến hệ lụy là nhà nước, pháp luật không bảo vệ được quyền lợi của người dân, khó áp dụng các hình thức xử phạt, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân, tổ chức lợi dụng tiền ảo để lừa đảo, phạm pháp. 

Xem thêm: Tổng hợp thông tin về các khoản phí giao dịch binance

Kết luận 

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trên một dòng chảy mạnh mẽ và Việt Nam cũng không ngoại lệ khi đang dần bắt kịp với xu hướng của thời đại. Tuy nhiên, sự xuất hiện của tiền ảo đang thực sự tạo ra nhiều khó khăn và thách thức cho hệ thống pháp luật trên thế giới cũng như luật tiền ảo Việt Nam. Khó khăn ở việc quản lý, lo ngại trong việc lừa đảo, biến tướng mà tiền ảo mang lại. Dù có những thách thức trong quy định về tiền ảo, nhưng có thể thấy tiền ảo ở Việt Nam vẫn đang hoạt động vô cùng mạnh mẽ.

Xem thêm: Thực hư thông tin pi network lên sàn Trung Quốc?


Categories